Những ý tưởng ngớ ngẫn trong kinh doanh hái ra tiền triệu

Năm 2005, cậu sinh viên 21 tuổi Alex Tew đã lập chiến chiến lược tự trang trải học phí như sau: Alex thiết kế trang web có 1 triệu điểm ảnh và bán mỗi điểm ảnh cho hãng

Một số nhà phát minh, doanh nhân đã “phất to” với những ý tưởng ngớ ngẩn mà chỉ có sự kết hợp giữa sự hài hước và tính tiện ích.

Bạn muốn làm giàu nhanh chóng? Hãy nghĩ ra một sản phẩm “bom tấn.” Không có ý tưởng thông minh xuất thần ư? Không sao cả, bạn vẫn có thể hy vọng. Một số nhà phát minh, doanh nhân đã “phất to” với những ý tưởng ngớ ngẩn mà chỉ có sự kết hợp giữa sự hài hước và tính tiện ích. Dưới đây là 9 ý tưởng ngớ ngẩn nhất và cũng hái ra tiền nhất.
1. Thú nuôi bằng đá – Pet Rock
Là ý tưởng mở ra kỷ nguyên tiếp thị đồ chơi hiện đại nơi ý nghĩa tinh thần vượt qua giá trị vật chất. Suốt ngày phải nghe mọi người phàn nàn về việc chăm sóc vật nuôi, chuyên viên quảng cáo Gary Dahl đã nghĩ ra vật nuôi “hoàn hảo”: không cần phải cho ăn và cũng không tốn công chăm sóc.
Đó là “vật nuôi đá” – những hòn đá được lót rơm nằm trong hộp có lỗ khí. Mặc dù mốt vật nuôi đá khá ngắn ngủi – thời kỳ hoàng kim chỉ kéo dài vài tháng – và giá vật nuôi đá tương đối thấp (1 penny/vật nuôi, bán lẻ 3,95 USD/vật nuôi) nhưng cũng đủ để Dahl trở thành triệu phú. Ý tưởng này được nhái lại trong các sản phẩm Tamagotchi thập niên 1990 và gần đây là Pet Barock.
2. Thư của Ông già tuyết – SantaMail
Bạn thân mến, bạn có thể nhận được thư của Ông già tuyết miễn là cha mẹ bạn sẵn sàng chi ra một khoản tiền nhỏ. Từ năm 2002, thư của Ông già tuyết đã đến tay trẻ em với phần người nhận ghi tên trẻ và phần người gửi đóng dấu bưu điện Bắc Cực ở Alaska. 300.000 bức thư được gửi từ dịch vụ này cho thấy đây là một ý tưởng thông minh chứ không hề ngớ ngẩn. (Cho đến năm ngoái, Bưu điện Hoa Kỳ đưa ra một sản phẩm tương tự mà chỉ tốn bưu phí và phong bì có sẵn tem tự ghi địa chỉ).

3. Kính cho chó – Doggles
Ông chủ tốt bụng có thể sắm sanh quần áo cho chú chó cưng của mình, hào phóng móc hầu bao 1.250 USD cho nó đi spa hoặc 3.000 USD mua nước hoa cho nó. Nhưng để thể hiện tình yêu thực sự với cún cưng, ông chủ cần phải mua cặp kính chuyên dành cho “cặp mắt kiều diễm của Fido.” Ý tưởng này xem ra có vẻ kỳ cục nhưng đã thuyết phục được hàng triệu chủ nhân của những chú cún. Một cặp kính có giá khởi điểm là 12,99 USD, với hai kiểu và nhiều màu sắc khác nhau để lựa chọn. Sản phẩm này nóng đến mức ngay cả quân đội cũng bắt đầu trang bị cho những cảnh vệ bốn chân của mình.

4. Chăn áo – Snuggie and Slanket
Chăn có gắn thêm hai tay áo: một ý tưởng khéo léo để bán được hai sản phẩm gần như giống hệt nhau. Ra mắt vào năm 2006, Slanket về cơ bản cũng giống Snuggie nhưng dày hơn một chút. Snuggie là sản phẩm mới làm nên cơn sốt hồi cuối năm 2008. Hai sản phẩm cho người sử dụng sự thoải mái và ấm áp này đã đem về tổng cộng hàng triệu đô lợi nhuận.

5. Nước máy đóng chai – Bottled Water
Thời gian và hoàn cảnh để nước đóng chai ra đời: nước máy không an toàn, có vị khó chịu hoặc đơn giản là không sẵn có. Và thế là những người kinh doanh nước đóng chai đã giàu to khi nghĩ ra phương pháp đơn giản là rót nước máy vào chai và bán ra thị trường. Dù có nhiều dự báo về sự sụp đổ của ngành công nghiệp nước đóng chai, “cơn khát” của người Mỹ vẫn không sụt giảm đáng kể, bằng chứng là hàng trăm triệu chai nước vẫn được tiêu thụ hàng tuần.

6. Vòng đập tay – Slap Bracelet
Những ai từng nếm trải cảm giác ê ẩm sau một đêm thả dáng trên đôi giày cao gót đều hiểu rằng thời trang và sự thoải mái là hai khái niệm thường không song hành. Tuy nhiên nếu nói theo cách này mà trang sức có nghĩa là buộc bạn phải tự đánh mình thì thật là vô lý. Vô lý nhưng vẫn có – đó là sản phẩm vòng đập tay. Chiếc vòng là một mảnh kim loại nhỏ với lớp vải bao ngoài, có khả năng uốn thành chiếc vòng khi người sử dụng đập vào tay mình khá đau. Một sản phẩm tốt vì doanh số bán lên tới hàng chục triệu và nó đã trở thành một hiện tượng văn hóa.

7. Vòng tay con vật – Silly Bandz
Silly Bandz là những sợi dây cao su được uốn theo hình dạng con vật hoặc đồ vật mà khi đeo vào tay nó trở thành một chiếc vòng, khi tháo ra nó lại trở về hình uốn ban đầu. Sản phẩm này được phát minh ở Nhật với chức năng là văn phòng phẩm. Silly Bandz chỉ được bán rộng rãi làm phụ kiện thời trang khi nhà sản xuất Robert Croak phát hiện ra và bắt đầu chiến dịch marketing hàng loạt. Mặc dù giá bán lẻ của Silly Bandz chưa đến 0,25 USD/cái nhưng do cầu lớn nên doanh số bán lên tới hàng triệu.

8. Túi đựng tã thời trang – Designer Diaper Bags
Cái khó ló cái khôn là trường hợp của Christina Leigh. Khi trở thành mẹ, cô cảm thấy rất khó chịu khi phải xách theo túi tã cồng kềnh; nhồi tã vào túi khoác vai lại khiến cổ bị đau ê ẩm. Vì vậy, Leigh đã tìm ra giải pháp là túi tã nhỏ gọn, thời trang dành cho các bà mẹ phong cách.

Ý tưởng này được các bậc cha mẹ chào đón nồng nhiệt. Túi tã của Leigh có giá từ 19,99 USD nhưng đó là cái giá quá nhỏ để giúp con yêu của bạn có được nhận thức thời trang ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời. Theo Rein, công ty Diapees and Wipees của cô đã thu được hơn 1 triệu USD lợi nhuận.

9. Trang web triệu đô – The Million-Dollar Homepage
Năm 2005, cậu sinh viên 21 tuổi Alex Tew đã lập chiến chiến lược tự trang trải học phí như sau: Alex thiết kế trang web có 1 triệu điểm ảnh và bán mỗi điểm ảnh cho hãng quảng cáo với giá 1 USD (bật mí: phải mua ít nhất 100 điểm ảnh thì quảng cáo mới hiển thị). Chắc chắn đây là một sản phẩm ngớ ngẩn, nhưng với chi phí gần như là số không và lợi nhuận 1 triệu USD thì chúng ta khó có thể phủ nhận thành công của chàng trai trẻ.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *