Một cuộc phỏng vấn mẫu là như thế nào?
Bạn phải xây dựng cho mình một tầm nhìn rộng hoặc để nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn là người có tầm nhìn rộng. Nhà tuyển dụng đủ khôn ngoan để biết rằng không bao giờ
Nhằm giúp các bạn sinh viên tránh những bỡ ngỡ trong cuộc phỏng vấn đầu tiên, mô tả một cuộc phỏng vấn mẫu để bạn có thể tiếp cận với những tình huống và câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường đặt ra. Để đạt được hiệu quả thật sự khi đọc bài viết này, bạn có thể ghi chép những ý chính và đọc lại chúng nhiều lần.
Tạo một khởi đầu hào hứng Cuộc phỏng vấn của nhà tuyển dụng sẽ bắt đầu với một cái siết tay và lời chào. Như vậy, nhà tuyển dụng đang tạo ra bầu không khí thân thiện để giúp bạn lấy lại sự tự tin vốn có. Hãy đáp lại bằng một cái siết tay chặt và chân tình, một nụ cười cởi mở, bước đầu như vậy bạn đã tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng rồi đấy!
Bạn nên cẩn trọng với phong thái của mình, ngồi thẳng lưng và hướng mắt vào nhà tuyển dụng. Bạn nên lắng nghe thật kỹ phần giới thiệu của nhà tuyển dụng về công ty của họ. Nếu cần thiết, đừng ngại lấy giấy bút và ghi chú những thông tin cần thiết, điều này càng thể hiện bạn là một ứng viên thận trọng và có trách nhiệm với công việc.
Vai trò lúc này của bạn là người giải quyết vấn đề. Bây giờ là lúc bạn phải vận dụng trực giác nhạy bén của mình để hoàn thành các câu hỏi từ nhà tuyển dụng đặt ra. Đừng tỏ ra căng thẳng, hồi hộp, những cảm xúc tâm lý tiêu cực không có lợi cho bạn lúc này. Từ bây giờ bạn nên quên mình là một ứng viên, bạn nên hiểu rằng vai trò lúc này của bạn là người giải quyết vấn đề, tức là trả lời những câu hỏi, những thắc mắc từ nhà tuyển dụng chứ không phải là người tìm việc.
Ba điều quan trọng mà nhà tuyển dụng muốn biết về bạn đó là:
Bạn có thể làm tốt công việc được giao?
Bạn có biết cách hòa hợp với tập thể?
Bạn đã từng đạt những thành tích gì?
Nhà tuyển dụng có thể đặt những câu hỏi phỏng vấn tùy vào vị trí ứng tuyển, đó là những câu hỏi thuộc về chuyên môn. Nhưng nhìn chung, nhà tuyển dụng thường đặt những câu hỏi dạng:
Câu hỏi kiểm tra thái độ.
Câu hỏi kiểm tra mục tiêu nghề nghiệp và niềm đam mê.
Câu hỏi dưới dạng tình huống.
Câu hỏi tìm hiểu sự phù hợp văn hóa.
Mỗi câu hỏi từ nhà tuyển dụng đều ẩn chứa những nội dung quan trọng. Bạn nên cẩn trọng trước khi đưa ra câu trả lời. Dưới đây là những câu hỏi mang ẩn ý của nhà tuyển dụng:
Tại sao bạn ở đây? Thực chất của câu hỏi: Bạn biết gì về công ty chúng tôi? Tại sao bạn đến đây hôm nay?
Bạn có thể làm gì cho công ty? Thực chất của câu hỏi: Hãy cho tôi biết về bạn? Thành tựu quan trọng bạn đã đạt được?
Bạn dễ dàng thích nghi với sự thay đổi? Thực chất của câu hỏi: Bạn có thể hòa nhập với công ty nhanh chóng?
Đâu là điểm khác biệt giữa bạn và ứng ứng cử viên khác? Thực chất của câu hỏi: Tại sao công ty nên tuyển bạn?
Thời điểm nào bạn có thể bắt đầu công việc? Thực chất của câu hỏi: Bạn có thể bắt đầu công việc vào ngày mai?
Câu hỏi dạng tình huống Những câu hỏi dạng tình huống luôn khiến bạn lo lắng. Sau đây là những câu hỏi tình huống mà bạn thường gặp:
Nếu không phải lo lắng gì về mặt tài chính, bạn sẽ làm gì?
Giả sử được tuyển dụng, bạn sẽ làm gì trong 90 ngày đầu tiên?
Bạn sẽ giải quyết công việc như thế nào khi hạn chót cận kề?
Đây là những câu hỏi tình huống khó, vì trong mỗi câu hỏi tình huống này đều chứa đựng những thông điệp khác nhau, nhiệm vụ của bạn là phải giải mã những thông điệp ấy. Bạn phải xây dựng cho mình một tầm nhìn rộng hoặc để nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn là người có tầm nhìn rộng. Nhà tuyển dụng đủ khôn ngoan để biết rằng không bao giờ có một câu trả lời hoàn hảo trong một thời gian ngắn. Chính vì vậy, điều mà nhà tuyển dụng muốn tìm thấy ở ứng viên đó chính là sự nhanh nhạy trong cách giải quyết tình huống. Hãy để trực giác của bạn làm nhiệm vụ, giữ sự tập trung và bình tĩnh, chắc chắn bạn sẽ đưa ra câu
trả lời khiến nhà tuyển dụng hài lòng.
Leave a Reply