Những cạm bẫy nhà tuyển dụng giăng cho các ứng viên
Trước hàng loạt “ẩn số” đến từ Nhà tuyển dụng, bạn cần phải biết linh hoạt xử lý tình huống. Nếu suy luận sai hoặc trả lời không đúng câu hỏi thì sau khi phát hiện ra,
Không phải ai cũng thích tham gia trò đánh đố, thế nhưng nếu bạn là người tìm việc hay sinh viên thực tập thì không thể tránh được vòng mang đến nhiều câu hỏi đánh đố nhất: Vòng Phỏng vấn.
Đặc biệt đây không phải là một trò chơi, bạn cần rất tỉnh táo để tránh những cạm bẫy ẩn bên trong để đạt kết quả tốt.
1. Câu hỏi
Đừng suy nghĩ quá cao xa về những gì Nhà tuyển dụng sẽ hỏi mà quên đi những điều cơ bản nhất mà bạn có thể chuẩn bị trước. Tránh tình huống phức tạp hóa câu hỏi đơn giản hoặc không đủ tập trung cho các câu phức tạp.
“Hãy cho tôi biết vài điều về bản thân bạn”. Bạn có thể nghĩ đến việc chia sẻ toàn bộ việc đã làm trong quá khứ hay không biết nên bắt đầu từ đâu và khi nào thì dừng lại.
Mấu chốt ở đây chính là khả năng trình bày súc tích, đầy đủ ý, ngắn gọn và có điểm nổi bật. Đây là câu hỏi mà bạn nên cố sự chuẩn bị từ trước và chỉ cần lặp lại trong lúc phỏng vấn. Dù chỉ là “một bản thân bạn”, nhưng khi ứng tuyển các vị trí khác nhau thì câu trả lời vẫn sẽ khác nhau.
2. Thái độ
Nhà tuyển dụng có cách thức tuyển nhân sự của họ. Thái độ của họ đôi khi là lạnh lùng, vô tâm, hoặc có lúc niềm nở, trầm tư… và điều này tất nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến bạn. Bạn có thể bị gia tăng sự căng thẳng, nói những điều không nên đề cập đến, hoặc trở nên e dè, không còn hứng khởi trò chuyện. Dù khả năng đọc vị Nhà tuyển dụng của bạn ở mức nào thì tốt nhất là tập trung tinh thần của mình. Chính thái độ của bạn mới mang tính quyết định, và tất nhiên sẽ ảnh hưởng ngược lại đến họ.
Để có một thái độ đúng đắn trong buổi phỏng vấn, người tìm việc cần có sự chuẩn bị tâm lý cho những tình huống bất ngờ. Bạn cần giữ được sự bình tĩnh trước câu hỏi “khó nuốt”, cố gắng nghĩ nhanh, tóm gọn ý và trình bày một cách rõ ràng. Có thể bạn không đủ kinh nghiệm nhưng nếu với thái độ tích cực, đủ tự tin, nhiệt tình thì sẽ vẫn được điểm trong mắt các Nhà tuyển dụng.
3. Tinh thần ứng biến
Trước hàng loạt “ẩn số” đến từ Nhà tuyển dụng, bạn cần phải biết linh hoạt xử lý tình huống. Nếu suy luận sai hoặc trả lời không đúng câu hỏi thì sau khi phát hiện ra, bạn phải ngay lập tức cố gắng tìm cách xoay chuyển tình huống. Lúc này đây, khả năng suy nghĩ đa chiều, mở rộng sẽ giúp bạn tìm được “lối thoát” riêng cho mình.
Với các Nhà tuyển dung, đôi khi có thể giải những ẩn số đó hay không cũng không quan trọng bằng quá trình bạn đi tìm lời giải cho ẩn số đó.
Leave a Reply